Snack's 1967
Đọc truyện
-------

Bên chỗ các bạn gái...

“Gì, trời ơi con điên đó xấu mà ngựa như quỉ, nó mà học chung lớp là tao xúp nó rồi.“

“Con nhỏ đó ngựa lắm hả?”

Mái ngố mới chuyển về, đâu có biết ai là ai.

“Không biết có ngựa không mà mỗi lần nó đi là cả trường phải lấy xô đựng nước.”

“Chị ấy làm hơi bị lố lắm, chị ấy tưởng mình là con phượng hoàng đang bay về hòn núi bạc. Con cá ngư ông móng nước biển khơi mới ghê. Nó từ sàn tới sàn lui còn hơn sàn gạo “


-------

Bên đây...

“Mày biết nó là ai không?”

“Thì nó là con má nó, tao còn không biết nó là con nào, mập hay ốm nữa.”

“Lệ A5, năm ngoái học chung với mày.”

“Con đó một năm mười hai tháng có tháng nào tao nói chuyện với nó đâu mà cua. Chắc bị hoang tưởng.”

“Sao nó nói mày học không lo học mà cứ dòm nó quài (hoài).“

“Thì nó khùng thấy mồ nên ai mà không dòm.”

“Sao mày hay đi ngang qua nhà nó.”

“Dô dzuyên, nhà nó chung đường nhà tao, không đi ngang nhà nó thì tao đi đâu, đào hầm mà đi hả?”

“Tao cảnh cáo cho mày biết...”

“Mày cảnh cọp không biết tao sợ không ở đó mà cảnh cáo.”

“Tao nói cho mày biết trước...”

“Chứ tao biết sau làm gì?”

“Mày mà còn lạng quạng...”

“Chắc tao sợ lắm!”


-------

Quay lại nơi mấy bạn gái đang tám...

“Thằng này gan quá, anh ấy can đảm ghê, một chọi hai.”

Chị lớp trưởng lên tiếng.

“Vậy mày qua bênh nó đi, thành hai chọi hai.”

Và chị mái ngang xúi dại.

“Tao nhường cho mày đó.“

“No, thanks…”

Bạn mái ngố chỉ đứng nhìn. Chắc bạn ấy là cháu ngoan Bác Hồ, từ nhỏ tới giờ chưa được thấy.

“Vậy bây giờ sao?”

Mái tự nhiên còn ghê gớm hơn nữa.

“Mình tới năm đứa lận, qua dzớt hai thằng nó đi. Sợ gì?!”

“Mày giỏi thì qua đi, nhắm guốc của mày đập lại hông?”

“Chứ không lẽ dòm, hồi sáng nó mà không lên nhắc là mày tiêu với ông Hiền rồi.“

“Vậy giờ qua hốt hả?”

“Ờ...”

Hình như hơi yếu ớt, chắc hơi run vì chắc chưa đánh hội đồng bao giờ. Chỉ có con mái bấm là có khí phách anh hùng, dù sao trước đây nó cũng đã đập mấy thằng lớp Toán một lần rồi, nên nó sẽ là người đi trước.


-------

Trở qua bên kia...

“Nó thách mày kìa Luân.”

Thằng ở ngoài chắc ở không quá, chiêm vô.

“Mày có gan thì làm đi!”

“Nó hù kìa Luân, chơi luôn đi!”

Mái xéo chắc cũng dân ở trỏng mới ra, nó quăng cái túi xách xuống, xăn tay áo lên. Hình như chuyện này với nó rất bình dị và đời thường.

Mái ngố bên đây tái mét, hồi sáng mà thách quá nó dám quánh (đánh) thiệt. Trời còn thương cho con.

“Cốp!!!”

Hai cục sỏi chọi trúng đầu hai thằng, phải chi hồi sang chỉ bài con mái ngang tụi nó chọi chính xác y vầy cũng đỡ khổ biết mấy.

“Tụi bây ỷ đông quánh một hả? Con trai gì hèn vậy?”

Chị lớp trưởng dẫn đầu đoàn diễu hành, các chị còn lại bỏ xe đạp qua một bên, xăn tay áo đi theo. Mái ngố cũng đi nhưng đi chót. Em nó cứ hiền ngoan như thế.

“Con này đâu chun ra dzậy? Trong trại ra chắc.”

“Thì chủ trại kêu tao ra khiên hai thằng bây về cho vui nè.”

“Con này mày rảnh quá, đi về đi má!”

“Sao về được, má còn chờ tụi con mà.”

“Con trai đánh con gái hèn lắm nghen. Tao không đánh con gái.”

“Chắc gì tụi bây là trai!”

Con mái ngang xen vô. Rồi chị ấy trở về vị trí ban đầu. Các bạn gái còn lại cười ha hả theo nhịp của con mái tự nhiên. Hai thằng kia đơ mặt, mái ngố và mái xéo đứng cười mỉm chi.

“Vậy quánh nó luôn hả Luân?”

Thằng kế bên hối.

“Chứ không lẽ mày chờ nó leo lên đầu mày ngồi chải gàu mày mới chịu đập nó?!”

“Đáng lẽ tao không đánh con gái nhưng tụi bây thách. Đó là tại tụi bây nghen.”

“Hai cưng hù mấy chị hả?”

Mái ngố lẫn mái xéo im lặng, hình như tụi con gái thống lĩnh vụ này, các bạn ấy chỉ biết đứng nghiêm và... dòm.

“Mà khoan cái!!!”

“Gì?”

“Chờ tao năm phút, cột tóc lại cái.”

Con mái duỗi chửi:

“Má, má đi quánh lộn ha má đi ngựa hả???”

Mái bấm ra vẻ hối hận:

“Tại mới gội đầu hôm qua, chút rối tóc mất công uổng bịch xà bông.”


--------

Bắt đầu ha...

Em nào nhào vô trước ta?

Hình như chơi hội đồng là tụi nó.

Tính luôn mái ngố và mái xéo là sáu em.

Bốn đứa con gái và tám chiếc guốc.

Dù thầy cấm nhưng các em nó vẫn mang.

Xí xọn là không chờ đợi.

Chuẩn bị...

“1 2 3 là lên nghen!”

Mái bấm ra lệnh.

“Một...”

“Hai...”

“Ba...”

<<< ody> <<< Ào!!! >>>

Nguyên thau nước. Chắc nước giặt đồ, chúng dội từ trên lan can dội xuống.

Chắc xóm này chưa đạt chuẩn khu phố văn hoá thì phải?!

“Cho người ta ăn cơm trưa nữa, mới có tí mắt mà đòi quánh lộn. Đi về hết coi.”

Em này liếc em kia, hết tinh thần.

Giải tán.

Đơn giản và gọn nhẹ.

Nhưng con mái tự nhiên thấy chướng mắt.

Nó lấy tay bấm chuông một tràng dài.

Chắc muốn thử chuông coi tốt hay không tốt.

Tiện tay con mái duỗi cầm trái cóc trong giỏ xe chọi nghe cái rầm.

Mấy đứa này phá thấy thương.

Và... bà chủ nhà cũng rất thương yêu con nít.

Thả xích ra...

Hai con chó xuất hiện.

Bộ phim được bắt đầu.

Và... co giò...

Đồng loạt...

Chạy!

Bốn em kia phóng như chưa bao giờ được phóng. Đạp hơn cua-ro Phương Phi của đội Bình Dương nữa. Dữ dội luôn.

Hai thằng A6 chạy bộ, chạy điên vô công viên, chắc leo cây. Dám đu lên đó chờ bảo vệ cây xanh lại cứu chắc. Tội nghiệp em nó.

Mái ngố chở mái xéo. Chạy không chung đường với bốn em kia. Lúc đó bấn loạn rồi, biết ngồi yên trên xe cũng là đáng khen rồi.

“Chạy nhanh lên coi, nó dí tới rồi nè.”

Thằng bé phải ngồi chồm hổm luôn. Hay thiệt.

“Nhanh rồi pa, xe đạp điện chứ bộ tàu ngầm hả mà mày đòi nhanh. Xuống đi bộ kìa, nhanh hơn.”

Nó bắt đầu quẹo trái.

Rồi rẽ phải.

Rồi đi thẳng.

Rồi quẹo trái phải tùm lum.

Cuối cùng, con chó bỏ cuộc.

Vượt qua.

Phuzzz...

“Cảm ơn, mày về đi, tao đi bộ về.”

“Ờ…”

Rồi nó đi thẳng, không chút luyến tiếc gì. Đành đoạn vậy sao ta. Còn ác hơn cải lương “Cây sầu riêng trổ bông” nữa. Mái xéo có năng khiếu đóng vai Hội Đồng. Ác đành ác đoạn.

Mái ngố đi được chút xíu, rồi nó gãi đầu, và quay đầu xe theo mái xéo.

“Ê…”

“Gì nữa?”

“Tao… tao...”

“Gì?”

“Tao không biết đường về...”

Rồi luôn.

“Nhà mày đâu?”

“Gần tượng đài Bông lúa”

“Để tao chở cho, ngồi sau chỉ đường cho dễ.”

Rồi thằng nhỏ ngoan ngoan để cho thằng bé chở. Dòm xa xa, mờ mờ, mắt nhắm mắt mở, giả bộ nữa, thì hai đứa nó cũng đẹp đôi. Nhưng làm thiệt thì chắc không!

Thằng bé vừa ngồi lên, bấm công tắc, chạy chắc được mười mét thì...

Amen, hết điện. Và cười trừ chứ biết sao là sao.

“Xe mày hết bình rồi. Đi sao không chịu sạc pa”

“Hồi tối làm biếng, tại tao tưởng gần. Ai biết đâu?!”

Rồi thằng mái xéo thở như chưa bao giờ được thở. Còng lưng mà đạp, thằng nhỏ kia lấy tay vịn cái yên xe, chắc không có gan để ôm. Ai biết được thằng đang chở, điên lên thì dám nó lủi sản vô cột đèn, cột điện chứ chả chơi. Em nó dòm ngơ ngác nhìn đường, chắc mới đi lần đầu. Dòm hiền như tờ tiền Ấn độ gì đâu.

Cuối cùng, thằng chở cũng thắng cái két. Em phía sau không để ý nên đập nguyên mặt vô người thằng chở, mồ hôi không. Ngơ ngác như con nai vàng đang dẫm nát nguyên cánh rừng khô.

“Mày đi thẳng đường này, lại tới ngã ba quẹo trái là ra đường Tôn Đức Thắng, đi đến đó chắc mày biết rồi hé?! Tao về à.”

“Ờ, chắc được...”

“Mà… Cảm ơn vụ hồi nãy.”

“Không có gì.“

Và mái xéo đi thẳng, cũng không bao giờ biết quay đầu. Nhưng thôi, em nó biết cảm ơn là tốt rồi.

Mái ngố chạy được một lúc

Tự dưng quay đầu lại dòm.

Có thể...

Chỉ là vô tình...

Vậy thôi.


-------

“Lâm, Tín, đi ăn không?”

Con mái ngang quay xuống.

“Làm biếng lắm.”

Mái xéo không đi thì mái ngố đi làm gì.

“Đi đi, để cảm ơn vụ Toán hôm qua.”

“Thôi, không có gì mà.”

Mái tự nhiên cố gắng:

“Đi đi mà... Rủi tụi tui gặp mấy đứa A6 nữa rồi sao?”

“Thì quỳ lạy.”

Mái xéo nói bâng quơ.

“Đi không?”

Mái bấm bước xuống, chị này hơi bự con.

“Thì đi...”

Mái ngố đi theo, im lặng.

Rồi nó buột miệng:

“Hai con kia đi đâu vậy?”

“Đi theo đi, nó quánh rồi biết, nó đi hướng đó là hiểu rồi!”

Chỉ còn mái bấm, mái duỗi và hai bạn trai. Có kẻ cầm khăn giấy bỏ cuộc chơi.

“Tụi hôm qua kìa Lâm.”

“Kệ nó đi.”

Rồi mái bấm vẫn là người đi trước. Đi ngang qua nó còn liếc thêm mấy cái. Chắc ghét nhau dữ dội rồi.

“Con trai gì mà tối ngày theo đuôi con gái. Nhục chết!”

“Vậy chứ con trai để chó dí phải leo cây là anh hùng hén?!”

Mái duỗi trả lời giùm.

Hai thằng đó im lặng. Nhưng con mái duỗi không chịu im. Nó lấy điện thoại nhắn tin cho con mái ngang. Và khi hai thằng còn lại chưa biết chuyện gì đã xảy ra thì người đẹp ấy xuất hiện.

Bắt đầu…

“Ủa… Luân ngồi đây hả. Trời ơi lâu quá không gặp nha. Chị tui nhắc ông quài, sao hổm rày không ghé làm móng. Đang có sale-off đó. Thứ bảy ghé nghen, rủ thằng Vũ nữa, có tặng đắp mặt nạ thảo mộc đó.”

Rồi mấy em nó kéo nhau đi.

Hình như cả căn tin nó chăm chú vô chỗ hai bạn trai đi dũa móng tay đang ngồi

Và dĩ nhiên là phải đỏ mặt.

Và lại có những đứa vừa đi vừa cười.

Căn tin trường trở thành cái rạp xiếc lưu động.

Chắc tức dữ lắm.

Mà biết làm gì nhau?!

Cùng lắm là rủa nhau lên trả bài không thuộc thôi.

Chứ biết sao bây giờ?!

Chọc con gái làm chi hả em?

wthread.php?t=56811&page=4 “Tại sao chỉ trong vòng hai ngày mà lớp tới hai tiết B trừ, một tiết C và tới ba em không thuộc bài môn Lý, rồi sao còn ồn không kiểm soát được nữa???”

Im lặng...

Bắt đầu điệp khúc muôn thưở.

Như những phút ban đầu.

“Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, lớp này là lớp xã hội.”

“Đổi bài khác đi thầy ơi. Bài nào cho mới chút xíu đi.”

Mái ngang ngồi cười. Con này giả bộ ngoan hiền không được sao?

“Nhưng tại sao các em không biết chia đồng đều môn ra. Mấy em nhắm mấy em được Mười hết văn, sử, địa không?”

“Được là em đăng hình lên báo rồi.“

Chắc tiếng mái tự nhiên. Nó ngồi chung với mái ngang là đúng rồi. Hai con giống y chang kiểu.

“Tại sao ra chơi tới hai mươi phút mà không chịu nói chuyện cứ canh giờ học mà nói?”

“Vì hai mươi phút không đủ chép bùa đâu thầy ơi.”

Chắc mái ngang.

“Đã vậy còn viết giấy chuyền nhau. Các em làm như mình còn đi học tiểu học không bằng.”

“Lớp lá là biết chuyền rồi thầy ơi.”

Mái xéo chắc ngồi buồn miệng.

Chắc bắt đầu bực rồi.

“Hôm bữa ai không thựôc bài môn Lý hả?”

<<< …Điệp ơi mai lên chốn thành đô nhà xe rực rỡ, xin đừng quên bến đò xưa con sông nhỏ… >>>

Nghe tới đó là em nó tái mét mặt rồi. Điện thoại mái ngố.

Thằng bé không còn tin vào tai mình nữa. Lập tức cuống cuồng lên tìm điện thoại.

Một phút mặc niệm trở thành mười phút giải trí. Các em ấy cười như chưa từng vui như vậy.

Ngước lên đầy thánh thiện

“Cho em xin lỗi...”

Lí nhí trong họng.

Mà tiếng cười các em khác vẫn lấn át.

Có tiếng đứa nào đòi bắn bluetooth qua nữa kìa. Cái lớp này nó loạn rồi.

“Có tôi ở đây mà các em còn ồn đến vậy. Thử hỏi tôi đi ra ngoài thì sao?”

“Thì nó ra cái chợ”

Mái xéo nghĩ câu đó chắc ai mà không biết, nhưng chỉ là quy ước ngầm thôi. La lớn thì sống nỗi sao?

Cả lớp lại im lặng.

Khổ ghê.

“Cả lớp đứng lên hết đi!”

Trò này thì hơi ác chút.

Rồi các em nó đứng lên.

Có em vừa đứng vừa cười.

Có em còn ghê gớm hơn. Như chị mái duỗi chẳng hạn, nó lấy tay khều mái bấm:

“Cho mượn đồ dũa móng tay coi, móng tao bị xước rồi.”

Lạy chị.

Con kia vừa đứng vừa thò tay vô học bàn kiếm bộ đồ nghề làm đẹp.

Phía sau một em trai lén bấm điện thoại nhắn tin, một em tóc ngố cũng lấy điện thoại ra nhưng ngắm cục mụn đang nổi trên mặt. Bắt đầu xót xa...

Hai em gái bàn trên còn cả gan hơn nữa, coi chung một tờ báo Hoa Học Trò.

Tiết sinh hoạt lớp được diễn ra ngoài ý muốn, có điều, lần này... không em nào dám ăn vụng.

Thầy nói gì là chuyện của thầy

Các bạn gái đáng yêu vẫn cắm cúi và im lặng. Các bạn ngoan ngoãn ấy đang làm gì chỉ có trời mới biết, đất biết và cái hộc bàn cũng đang biết. Vậy thôi.

“Ngày xưa tôi đi học, chưa bao giờ tôi có khái niệm...“

“Chắc thầy học toàn định nghĩa.”

Hình như tiếng con Quỳnh. Con nhỏ này cũng lanh lắm.

“Giáo viên đi dạy rất thương yêu học trò. Đâu cần phải học thêm học bớt gì. Mà cái lớp hồi xưa cũng không ồn như bây giờ.”

“Chắc thời Bảo Thy chưa biết niềng răng đánh vần ra sao?”

Hình như mái ngố là fan chị-Lona.

“Tôi một lần nữa thôi và hy vọng cũng là lần cuối cùng.”

“Hình như ba bốn lần cuối cùng rồi thì phải.”

Mái xéo buột miệng nếu như nó không nhớ lầm.

Các em còn lại mừng húm.

Sao vẫn chưa được ngồi nữa?

Và tổ Tư vẫn tiếp diễn.

“Bộ đồ này đẹp mà mắc quá.”

“Mạng bị điên hả trời, sao gửi quài không nhận được.”

“Trả mày nè, lục nhầy hà, không có dũa gì được.”

“Hôm qua đâu có ăn mì đâu, mà sao nổi mụn ta?”

Có một em té vật vờ.

Rồi luôn!!!

“Thầy ơi!”

Ồn ào.

La làng.

“Bạn Tuyền bị té.”

Em gái nhỏ con nhất lớp đã anh dũng cứu nhân độ thế.

Bắt đầu nhao nhao.

“Im lặng!”

Rồi thầy cũng tím mặt đỏ mày:

“Tín với Lâm dìu bạn đó lên phòng y tế đi.”

Thầy hiệu trưởng mà biết được sẽ như thế nào nữa hén ta? Chắc vui lắm!

Một bầy con gái đi theo. Tới chỗ bị đuổi về. Cho em nó nghỉ ngơi.

Và lũ lượt kéo nhau về lớp lại.

Sân trường trở nên ồn ào như giờ ra chơi.

Một đợt lá vàng li ti từ cây điệp bự ơi là bự giữa sân trút hết sức lẹ làng xuống cái đám nhí nhố bên dưới.

Mái ngang còn tuốt thêm mấy lá màu xanh rãi đầy đầu con mái bấm làm con nhỏ dí chạy điên.

Có mấy giáo viên ngó ra lắc đầu.

Mái ngố đi kế bên mái xéo.

Cũng không nói gì.

Mà chắc cũng không biết gì để nói.

Tự nhiên nó nhìn qua.

Rồi nó đi tiếp.

Không có ai mỉm cười.

Chắc là chỉ vậy thôi.
..bạn đang đọc truyện tại Kenhtruyen.Pro chúc các bạn vui vẻ...CHAP 3:

-------

Rồi cũng cỡ hai, ba bữa gì đó trôi qua. Giờ chơi hai mươi phút, mái ngố tơn tơn chạy đi. Đúng là cũng hơi vội vã... Ai cũng hiểu em nó sẽ đi đâu mà.

Rồi tự dưng nó không nghĩ đến.

Ngạc nhiên.

Bất ngờ.

Và em nó...

La làng.

“Áhhhhhhhhhhhhhhhhhh!!!”

Rồi có quá trời người dòm.

Cả bên trong lẫn bên ngoài.

Mái xéo…?

Mái ngố đứng đó dòm và há hốc miệng, câm lặng, mắt nó chả cần kính áp tròng áp triếc gì hết mà vẫn to tròn hết cỡ, tư thế như đang coi lai-vờ-sô (live show) ca sĩ, chỉ thiếu mấy trò cầm cây phát sáng quơ quơ chỉ chỉ là đủ luôn bộ.

Ba bạn trai A6 đang tập trung ghì đầu mái xéo vào la-va-bô (lavabour), đại loại là pha chút nhẹ nhàng theo kiểu vũ-điệu-hoang-dã. Cả cái đúp-liu-xi (W.C) trố mắt dòm em nó làm mặt thằng bé đã ngố rồi lại càng thêm ngố hơn, có đứa nào đó chép miệng ra chiều thông cảm. Tội nghiệp, chắc mới đến đây lần đầu.

Không ai biết từ khi nào và bắt đầu từ đâu (thí dụ có biết thì người ta cũng không rảnh ghi lại để đóng tập in thành sách ngó chơi) mà cái ngôi trường hiền lành, cố-kính, yên bình, có đầy đủ tiếng lẫn miếng này bùng lên phong trào giao-lưu tay chân lành-mạnh giữa các chiến hữu như thế. Nó không làm một lượt rồi thoái trào như chuyện “làm sao có học bạ để thi hoa hậu bằng con đường nhanh nhất” mà âm ỉ thôi, đi từ ngày này sang ngày khác, được bọc bằng lớp giấy ngoan hiền và kỷ cương.

Mái ngố chắc từ hồi mầm non lớp lá tới bây giờ chấp vá cũng mười bảy mùa trung thu rồi mà chưa bao giờ dòm thấy cảnh đập nhau trong toilet. Những đứa con trai còn lại trong ngôi-nhà-nhỏ-trên-thảo-nguyên này thấy riết rồi cũng bình thường, lâu lâu cũng phải có để ngó mà coi như cái thông lệ hàng tuần phải chào cờ vào thứ Hai vậy thôi. Đâu cần thiết gì phải la làng la xóm.

Ba bạn trai quay lại dòm, chắc nhận ra người quen năm cũ. Mái xéo cũng nhắm chừng chịu không xiết, dù sao cũng là cốt người ta chứ bộ cá heo ha mà bắt thằng nhỏ hấp thụ oxy trong nước. Nó gom hết sức lực còn lại trong người, không biết còn được tới bây nhiêu mà cũng co giò giậm một phát vô chân thằng Vũ phía sau, lỡ rồi nên làm tới luôn, nó co cao lên chút xíu, đại khái như kiểu đá cầu mà móc ngược ra phía sau. Trúng cái nào hay cái đó.

Mái ngố chắc cũng muốn làm Lục Vân Tiên phiên bản hai ngàn lẻ tám, máu liều nó dồn tới chân tóc, nó cầm cái xô múc nước gần đó ụp lên đầu thằng Luân nghe cái bụp.

Tội ghê.

Và bắt đầu đập thùng thùng như đánh trống múa lân. Dám trung thu năm sau được tuyển vô phường làm ông địa cũng hổng chừng. Thả ra thằng bé cũng quay lòng vòng, chắc chóng mặt, ít nhất trong đầu cũng nửa dải ngân hà, thong thả từ từ mà đếm sao. Còn một đứa nữa cũng không khó khăn lắm cho mái xéo, nó nắm đầu lại, thoi vô bụng, thằng bé ngất ngư trong niềm đau.

Vậy là xong, nhanh gọn. Ít ra cũng không rắc rối như Nga với Georgia hay Hàn Quốc với Nhật Bản, có cái đảo mà cãi tới bây giờ cũng chẳng xong. Ba em nó bỏ đi nhưng không quên quay lại giơ tay làm nắm đấm.

Chắc hù…

Chuyển qua đây học có sai lầm hông ta? Về nhà ăn bột ngọt Vedan hay uống sữa Trung Quốc… Biết đâu còn có lý hơn?

“Đi! Đứng dòm gì nữa pa?”

Tội nghiệp em nó, chắc chưa tỉnh ngủ.

Mái xéo vỗ vai nó mấy cái mới sực nhớ, gọi điện thoại kêu phần hồn nhập lại vô trong xác, khờ nghệch ra, đứng vững hai cái giò cũng là dữ dội lắm rồi.

Rồi em nó mới sực nhớ mục đích vô đây để làm gì?

Và…

“Chờ tao chút… tao… đi cái.”

“Thì mày đi đi, tao vô lớp.”

“Ờ…”

Rồi mái xéo vuốt tóc lại cho ráo nước, mặt nó cũng ướt mèm. Ta nói kiểu này lên tivi là trôi phấn chứ chả chơi. Tái mét, chắc do bị nhận nước hơi lâu. Quảng cáo trắng bệt cho Pond’s là thế nào cũng cầm chắc phần casting mấy cái tượng.

“Mà khoan cái…”

Mái ngố kêu giật ngược lại, nó cũng không biết tại sao lại kêu.

“Gì nữa pa?”

Thằng bé rút túi quần ra bịch khăn giấy đưa cho mái xéo lau mặt. Cũng quan tâm dữ dằn há.

Mà có khi cũng chỉ là xã giao thông thường.

“Mày đi rồi, lỡ tụi nó quay lại thì sao?”

“Thì mày đứng ngó. Hay mày muốn nó chỉ mày khiêu vũ với sông Thị Vải. Mau đi pa, tao đứng chờ. Làm như ở đây gắn máy lạnh không bằng, thơm lắm chắc?”

Mái ngố đi vô, mái xéo đứng ngoài, chắc quên đem theo khẩu trang, coi bộ cũng hơi thấy tội.

“Nó đó Thanh! Thằng đó nãy đập tụi tao đó.“

Cả bầy quánh không lại làm như hãnh diện lắm ha sao mà nó kể nữa. Hình như nó tính kéo cả làng vô đây dự lễ hội hoa đăng. Sao không đem theo cờ xí trống trận gì đó luôn cho đủ khí thế, làm như đi đóng phim 'Huyền thoại bất tử' không bằng. Làm thấy ớn.

Rồi mấy em nó chạy ầm ầm như chạy lũ tới chỗ mái xéo. Giờ đâu biết sao, không lẽ đứng đó mà năn nỉ mấy anh cho em tự xử phần còn lại, em biết sẽ làm thế nào với cái mặt và lavabour rồi. Có khi nó bắt đem xuống Mỹ Hoà treo ngược lên mấy cái móc câu, lúc đó còn ác đạn hơn.
Mái xéo chạy điên vô phòng mái ngố đang đứng, đóng cửa cái rầm, nó đứng tấn chân chặn lại. Thằng bé ngơ ngác, có biết gì đâu. Trời đánh còn tránh lúc người ta đi mừ… Sao biết chỗ chui dữ dzậy (vậy)?

Ở bên ngoài thì hò-dô-ta nào, phá cửa ta nhào vô nào, còn ở trong thì ghì chặt cánh cửa mỏng manh và yếu ớt. Nghe đồn chương trình y tế học đường chưa về tới đây, cỡ có thì bây giờ cũng đỡ khổ cho mấy cái cửa. Hai đứa nó ráng níu kéo sự thật chút xíu, cầu nguyện thôi nào hai em trai?

Mái ngố tự dưng nhớ ra ba má sắm cho cái điện thoại để làm gì? Chắc từ khi qua đây em nó được tiếp xúc với gió trời hơi nhiều nên đầu óc bắt đầu thông thoáng, lấy điện thoại ra…

‘ ♫ Mẹ mua cho con heo đất ♪~ ‘

“Nó cài nhạc chờ chi vậy trời?!”

‘ ♫ Í à í a ♪~ ’

“Dám chút cũng ò e ò e chứ hông í a đâu?”

‘ ♫ Heo hem thèm ăn kem ♪~ ’

“Bắt máy đi má, sắp có siro luôn nè.“

“Alô…”

“Linh hả, xuống kêu thầy Long giùm đi, toilet nam, tụi A6, nhanh nghen!”

Rồi cúp.

“Chắc chưa tới block ba mươi giây đâu?!”

Biết vậy xài Sfone một đồng một giây cho nó rẻ.

Ít ra em nó còn biết chức năng của thầy giám thị trong trường phổ thông. Giờ mà xuống nữa là thứ Hai chào cờ sẽ thêm tiết mục kể chuyện bé nghe: “Thế nào là người học sinh tốt”. Mô Phật.

Bốn bé gái chắc thế nào cũng xuống đây theo, mà chắc đứng ngoài phủi ruồi chứ làm gì có gan ngó vô. Dám vô đi, rồi cũng dám được trân trọng lên bản tin Thoại Ngọc Hầu luôn, sợ có khi còn nổi hơn thời Cát Tường vô chung kết 'Tiếng ca học đường toàn quốc' hôm bữa lắm.

“Mày hết chỗ chui rồi hả? Canh ngay luôn!“

“Ủa? Chứ mày muốn sao? Không lẽ tao nạy nóc mà chui?!“

“Thì mày vô chỗ khác, làm như cả cái W.C có một phòng.”

“Ở đây nó rộng lắm, mày tưởng nó chia gian hàng như Co.op Mart Long Xuyên à? Lúc đó lo chạy thấy bà ai mà nhớ!“

“Thì…”

<<< Rầm >>>

<<< Rầm >>>

<<< Rầm >>>

Âm thanh đáng-yêu ấy đánh thức các bạn lại là mình đang ở đâu và đang làm gì. Tạm thời giấu bớt Lòng-Ích-Kỷ mà chuyển sang Người-Vô-Hình. Đứng đó cầu nguyện cho cái cửa dày lên thêm chút nữa, bù loang, coong tán cũng gắn cho chất lượng hơn.

“Luân, mày kêu hai thằng kia đạp phụ coi, mình tao đạp tới chiều không biết xong chưa?”

“Vậy mày đạp tới tới sáng đi. Biết đâu…”

Mái xéo bên trong cố gắng động-viên ngược lại.

Và rồi….

Mạnh mẽ hơn.

Quyết liệt hơn.

Nó hết là rầm.

Mà chuyển sang…

<<< Ầm ầm >>>

Còn ghê hơn mưa đá vùng cao nguyên.

Trong đây tim rớt ra ngoài, lượm lên gắn vô cũng không kịp.

Ầm thêm mấy phát nữa…

“Thanh, Luân, Bình, Vũ lên phòng giám thị cho tôi. Giỏi lắm, cũng biết tìm chuyện để làm lắm.”

Chú Long đẹp trai xuất hiện và kịp thời giải tán đám đông, dạng này trong phim người ta gọi là kết thúc có hậu. Hai em nó bịt mũi đi ra sau, coi bộ cũng còn sợ.

Thoát nạn.

Bốn bạn trai người lết đi trước em bò theo sau. Gặp bầy con gái mái tè le đứng dòm. Giống trại tị nạn mới dời về qua đây.

Mái ngang mỉm cười thân thiện với Vũ, nó giơ tay hình chữ V, mắt tròn xoe như đang chụp hình làm blog.

“Uống trà ngon nha cưng!”

Thằng bé mà không có ông thầy đi trước là dám nó quay lại hốt con bé rồi.

“Uống không, tao nhường nè!”

“Dạ thôi, em uống Sting quen rồi. Lên trển biết đâu được ăn bánh trung thu giảm giá với thầy hiệu trưởng.”

Mái tự nhiên còn khuyến khích mấy anh:

“Ngồi máy lạnh nhận học bạ bảo lưu cho năm sau. Đâu phải ai cũng được đâu. Sướng chết!”

Con mái bấm vẫy tay chào tạm biệt còn mái duỗi thì mi gió. Mấy con này làm cho tới tận cùng luôn mà.

Mái ngố với mái xéo ra chung, lần này thì có tới hai người biết mở miệng cười với đám con gái.

“Cám ơn!”

Và mái bấm cũng bắt đầu ra bộ luật mới

“Từ khi Bộ giáo dục cho phép nhà trường mở căn-tin (canteen) bán nước thì tụi học trò không còn xài hai từ ấy nữa.”

Bạn mái tự nhiên vuốt lại mái tóc, rồi tiện thể nó phẩy phẩy tay ngang cổ.

“Trời nóng y dzầy (vầy, vậy) mà uống xì-ting chắc mát dữ.“

Mái duỗi còn dữ dội hơn các bạn.

“Uống sữa tươi cho nó thanh thản tâm hồn.”

Con này uống xong là than với thẩn luôn chứ thanh với thản nổi gì

Chỉ có bạn mái ngang là biết ăn ở có đức cho đời sau chút xíu nhất, nó im lặng suy nghĩ từ nãy giờ mới chịu lên tiếng

“Tụi bây làm gì ghê vậy, giúp người ta có chút béo mà làm thấy lố quá. Ngoại tao nói con gái không được làm dzậy, người ta dòm vô người ta quánh giá cái chết, mình phải từ từ nhỏ nhẹ thôi. Ba cái sữa tươi bây giờ toàn hàng Trung Quốc. Đừng vì chai có ba, bốn ngàn mà hi sinh cả một thời son sắt. Mình giúp là không cần cảm ơn, để các bạn ấy tự nguyện thôi. Chiều nay hai giờ lại Memory ăn kem nghen hai em. Vậy hén, đi nào các cô gái.”

Rồi mấy cô nó đi theo chị mái ngang, chị ấy hồn nhiên quá đỗi, chỉ tội hai thằng con trai, mặt rầu hơn trái bầu nữa. Mấy chị ấy còn ghê gớm hơn chị Linh Nga giới thiệu trên tivi mỗi tối:

'Còn bao nhiêu bạn gái nữa mới thuyết phục bạn chuyển trường?'

Không lẽ bị định đoạt sớm dữ vậy sao ta?

-------

CHAP 4:

-------

Tiết bốn

“Vậy chiều nay mày có đi không Lâm?”

Mái ngố quay qua hỏi cái nữa cho chắc ăn

“Thì mày nhắm trong một buổi chiều có thể hoàn tất hồ sơ chuyển trường không? Kịp thì ở nhà, còn không thì chấp nhận chịu chết đi. Bốn bà này mạnh còn hơn tám cử tạ Hoàng Anh Tuấn cộng lại nữa. Cỡ tao với mày là tụi nó quăng cái một là hông biết tới đâu luôn.”

Mái xéo cố gắng động viên theo màn đừng buồn em ơi đừng khóc. Ít nhiều từ ngày qua đây, khả năng tiếp xúc với loài người của em nó cũng được nâng lên chút đỉnh.

“Vậy hai giờ tao lại rủ mày nghen. Tao không biết cái quán đó nằm đâu.”

“Nhớ đường vô nhà tao không? Đứng đầu đường đi, tao ra, khỏi vô.”

“Vậy đem theo cỡ bao nhiêu mậy?”

“Thì mày coi thử nhà mày có heo gà ngan ngỗng vịt gì không? Bán bớt mấy lứa là dzừa (vừa). Mấy đứa này ăn chắc mạt sớm.”

Phía trên.

“Hai thằng đó nói lầm bầm gì vậy mậy?”

Mái tự nhiên ráng ngồi dựa lưng vô ghế để nghe mà tiếng được tiếng rớt nên nó đành cam phận.

“Ai biết, chắc khen tao đẹp.”

Mái ngang vừa trả lời vừa ngó ra cửa sổ, chắc đang mơ về một đứa Hot V-Teen nào đó.

“Nhà mày có biết sáng sáng cầm kiếng ra soi chải tóc không? Ha sáng nào mày cũng ra cầu Quay rọi mặt? Mày đẹp chắc tao cũng chị em với Thuỳ Lâm.”

“Vậy chị Khánh Lâm quay lại dòm coi hai bạn đó nói gì. Em không có rảnh. Em phải học bài môn lịch sử.”

Nó mà học chắc hôm nay vắng tiết.

“Chắc tụi nó bàn chiều nay không đi. Tụi nó mà trốn là tao kêu con Dzàng Anh hốt xác.”

Lậm luôn, chắc từ bạn mái ngố mà ra. Tội nghiệp, mái bấm bị chết cái tên. Tất nhiên là phải quay xuống.

“Mày kêu ai là Dzàng Anh dạ? Tao ghi vô sổ giờ.”

“Thì tao kêu vu vơ, bộ kêu mày sao? Tên mày có ghi vô trong luật Quốc hội tái bản sửa đổi bổ sung gì hông? Có thì tao không kêu.”

Bà này cũng đanh đá lắm, hiền chút cho trời nó thoáng em ơi!

“Ngọc, Nhung, Thoa, Diễm, Châu, Thụy, Lâm, Tín.”

Nguyên một lèo, tội nghiệp. Riêng tổ Tư vinh dự có tới bốn em đi luôn. Có hai tấm bảng mà bà cô cũng đành tâm chia ra làm tám. Kêu tám em trúng số lên, mỗi em một lủm, tự xử.

Lạy chúa. Làm như thi vòng chung kết hoa hậu báo Tiền Phong, đứng xếp hàng chờ nhận câu hỏi dự thi.

Mái xéo hơi bất ngờ.

Mái ngang thì bỡ ngỡ.

Mái ngố lại ngỡ ngàng.

Và mái duỗi hồi hộp khôn nguôi.

“Mới kiểm tra tiết trước mà trời. Ác cũng chừa cái mác cho người ta đeo nữa chớ. Có đâu…"

Mái ngang nguyền rủa không thương tiếc.

Mái xéo thì hy vọng.

“Mày thuộc không Tín?”

“Thuộc tao kêu mày bằng ba. Hồi tối tao lo làm Toán không hà.”

Rồi, hy vọng tắt ngúm.

Học ban xã hội mà nó đi lo môn tự nhiên, thấy tội thiệt. Chắc tàn bộ phim, chuẩn bị lót ổ đẻ con so luôn là vừa.

Hai bạn trai và chị mái ngang đứng kế bên nhau, dĩ nhiên là cùng cam cộng khổ. Có gì thì chết cả ba. Tội nghiệp nhất là chị mái duỗi, theo thứ tự kêu thì chị ấy đứng đầu tiên, kế cô. Còn ba đứa này đứng cuối kế cửa ra vào, gần chỗ công tắc điện.

Cô chăm chú dòm xuống phía dưới, chắc tính kêu thêm đứa nữa lên luôn cho chín nút. Hèn chi cô này chắc quá băm mà vẫn chưa chồng.

Mấy em gái dưới ngây-thơ-gom-hết-tội, dòm cô ra chiều em hổng biết gì nha, em vô tội nha. Cô gọi cũng vậy thôi. Mắt to tròn mà lòng thì tan nát.

“Ngọc Liên Xô, Nhung Đông Âu, Thoa Trung Quốc, Diễm Lào, Châu Campuchia, Thụy Liên Xô, Lâm Đông Âu, Tín Trung Quốc. Viết ngắn gọn trong vòng mười lăm phút thôi.”

Kiểu này là chết từ trong trứng.

“Tín, Đông Âu khúc đầu sao mậy?”

“Khúc đầu có hai con mắt. Sao tao biết, tao còn không biết Trung Quốc có chép bài không nè?”

“Thụy…”

Ở dưới run cầm cập. Ngó lên thấy phía trên cũng y như mình, có khi chúng nó còn đánh lô tô hơn.

Được cái là cô còn có lương tâm, ngồi yên chấm bài. Chứ mà chịu khó tung tăng đi dạo dòng dòng là cũng toi mạng hết thảy mấy em.

Mái ngang hình như vô nhầm lớp thì phải, ta nói chị ấy quay từ môn tự nhiên hồn nhiên qua tới xã hội. Có tội mái duỗi nhất, đứng vị thế đó rồi làm ăn ra sao?

Mái ngang mặc áo dài lúc nào cũng xăn tay áo lên tởi khủy tay, lên tới bảng chỉ việc lôi ra một đống giấy nhỏ để sẳn, rồi canh cô và lựa. Đơn giản và vô cùng dễ hiểu. Bên đây Ngân Quỳnh mở rộng lòng phàm chu mỏ đọc một lượt hai câu cho mái xéo và mái ngố chép, coi cũng cực vì nó lẫn lộn chẳng biết đâu với đâu mà lần.

Chi tiết buổi tra bài được tiếp tục với việc mái ngang quay qua ngó thấy tội nên nó rút tay áo thêm lần nữa, chuyền qua cho tự lựa:

“Kiếm đi.”

Rồi nó tiếp tục với công việc hiện tại.

Bàn giáo viên cũng rất bận rộn với đống bài cô đang coi.

Mái xéo mừng còn hơn thời xăng giảm mười lăm ngàn rưỡi một lít. Bắt đầu tìm xem Đông Âu nó nằm chỗ mô?

”Gì mà toàn Liên Xô với Trung Quốc không vậy trời? Có hai bài mà nó chép tài liệu cả cọc, hông biết đâu mà lần.“

Kiếm muốn mua mắt kiếng về đeo mới thấy ra được Đông Âu nằm ở đâu? Nó hào phóng quăng qua cho mái ngố cái Trung Quốc, rồi cầm nguyên nắm bỏ vô túi quần, chừng nào về rồi tính tiếp.

Các bạn ấy cứ ngỡ như là… lớp chẳng có ai.

Cô Hoa chắc chấm hơi mỏi mệt nên tháo kiếng ra cho tỉnh táo. Sớm không đi, muộn không đi, cô đi ngay lúc gay cấn. Phải chi cô lựa ngay khúc mấy em để bảng trống, đằng này chờ khi kiếm xong tài liệu mới chịu ra tay.

Rồi thôi, còn gì đâu mà làm nữa. Chẳng thà cô cho ăn ốc mít còn nhân đạo hơn. Mái xéo kéo cái đồ lau bảng lại, bỏ tờ giấy vô trong, che lại. Nó lấy tay bôi bôi hai hàng vừa viết và viết lại. Chứ đứng ở không làm gì?

“Em để gì trong tay gì đó Lâm”

Cũng vừa kịp lúc

“Dạ có gì đâu cô”

“Em viết trong tay phải không?Làm gì nhìn tay quài (hoài) vậy?”

Nó nhìn phía trong đồ bôi mà ta.

Rồi tự tin giơ tay ra.

“Có gì đâu cô.”

“Ờ… Làm tiếp đi.”

Hai đứa bên hông thở phào, nó mà bị bắt là nguyên lũ cũng toi cơm, nói sao cô ghi sổ đầu bài… tiễn một bầy đi.

Mái duỗi hoá ra là đứa sung sướng nhất cả bọng, cô chấm bài lớp nào đó trúng câu Liên Xô, nó chỉ hơi nghiêng người lại và dòm, vui chết.

Chép là không chờ đợi.

Tới khi được nửa câu thì cô đứng lên, cất bài vô cặp và nó lại nghiêng người dòm xuống chị Dzàng Anh, tới đâu hay tới đó. Kệ, có còn hơn không, có chồng cũng còn hơn ở giá.

Cô xuống ngay bàn mái tự nhiên đứng, phía trên hơi rối, chẳng biết sao mà lần, coi được chữ mất chữ không? Mái tự nhiên ráng bắt chuyện.

“Cô… Hồi xưa cô học 12A4 phải không dạ?”

“Sao em biết?”

Và cô quay lưng lại trò chuyện với người hâm mộ.

Và anti-fan cô phía trên đang phát huy tột đỉnh khả năng sao chép ngược.

“Cô biết cô Thu Tâm không? Cô tóc dài dài đó cô.”

“Sao em biết Thu Tâm, em bà con với cổ hả?”

“Dạ, em là cháu cổ, cổ hay nhắc cô quài đó chớ.”

Và bắt đầu ôn lại chuyện xưa tích cũ.

Thật ra, nó biết cô Thu Tâm Thu Tiết gì đâu, cô đó là bạn hồi xa lơ xa lắc năm não năm nao của dì nó, Tết năm ngoái có ghé thăm chút xíu khi dì nó không có nhà, ngồi chờ nên nó tiếp chuyện mới biết, giờ nói liều.

Tiết hôm bữa kiểm tra rồi nên chắc cũng nhớ man mán. Mấy đứa con gái khác do thuộc bài nên viết gần xong,mái ngang đành làm liều xúi hai bạn trai viết chữ cho bự ra cho mau hết bảng. Và nó hết đầu tiên:

“Hết bảng rồi cô ơi.”

Chị ấy xảnh-xẹ (chảnh chẹ) mau lẹ đi đầu.

Giờ mà cô chịu khó kêu nó lau rồi viết tiếp chắc em nó cũng cắn răng mà cười quá. Hên là cô hiền lành.

“Thôi mấy em về đi.”

Rồi mấy em nó tuy không thuộc bài nhưng vẫn hồ hởi, phấn khởi, tưng tót đi về. Mái ngang có công kiếm tài liệu nên được trọng thưởng lớn nhất. Nó vừa về vừa vẫy tay chào fan hâm mộ đang ngồi phía dưới, giống như đi thi Miss Teen lượm được cái vương miện, chạy về báo tin vui cho fan nó biết. Không có nó là mấy đứa kia cũng khóc thêm lần nữa rồi.

Khi cô cao giọng: "Thôi học bài mới" thì mái xéo mới sực nhớ để quên tài liệu dưới đồ lau bảng.

Trời ơi!
Nó bắt đầu rối, đẩy mái ngố qua một bên làm thằng nhỏ mém tí trúng đầu vô cạnh bàn, chửi tiếng Tàu pha thêm tiếng Ý. Nó co giò chạy lên bảng giành để em lau cho, rồi luồn tờ giấy trong tay và tiếp tục công việc.

Về tới chỗ ngồi nó mới có đủ can đảm để thở phào nhẹ nhõm và nghe mái ngố chửi…

Giả điếc luôn cho xong…

-------

Tiết năm.

Giáo dục công dân.

Cô dễ quá nên mấy em cứ vô tư.

“Tuần sau đi học chắc tao đem theo cái gối đặng nằm cho đỡ đau lưng. Buồn ngủ quá.”

Mái bấm than ngắn thở dài.

“Mày đem theo cái mùng luôn đi cho gọn, giăng cho hết lớp.”

Mái duỗi cũng khích lệ thêm.

Phía dưói chót thì oải quá mức.

“Chơi caro không Tín?”

Chắc dám lụt nguyên cái thành phố, lần đầu thấy mái xéo mở lời chủ động. Chắc chiều nay trời Long Xuyên có tuyết rơi.

“Mày có giấy không?”

“Có nhưng không có viết đỏ, hai cây viết đen chơi chán lắm. Mượn con Thụy đi.”

Cũng từ hôm đó mà mái ngố chuyển tông sang đen toàn tập luôn, chắc ảnh hưởng theo phong trào.

Ai mà biết.

Chuyện tụi con nít.

“Người đẹp!”

Mái xéo cố gắng không bụm miệng, giả bộ thành thật nhất có thể

“Gì?”

Chắc người đẹp đoán được xuất xứ tên gọi.

“Cho mượn cây viết đỏ đi mỹ nhân.”

Chắc mái xéo gồng dữ lắm.

“Xác định cho rõ, mỹ nhân có chủ rồi nha, ngàn rưỡi cây, viết đơn đi rồi người đẹp cho mượn.”

Mái ngố nói nhỏ, chắc vừa đủ nghe:

“Nó có thấy hổ thẹn với nhan sắc không dạ trời.”

Mái xéo thì can đảm hơn:

“Chiều vô nhà sách tao mua cả lốc đem về ghim tóc cho nó biết. Làm quá.”

“Mày đánh dấu X đi,tao đánh chữ O.”


-------

Mái ngang ngồi lát thấy chán, bắt đầu:

“Khều dép con Linh chơi Khánh!“

“Mày khều đi.”

“Mẹ, mẹ dòm coi con ngồi đâu. Giò con ha giò ngựa. Mẹ tưởng giò con dài như Thanh Hằng chắc.”

“Ai biết được, thời buổi này mà.”

Mái tự nhiên vừa nói vừa cười tự nhiên.

“Mẹ khều chân lên chút là được.”

Ai biết được chút là bao nhiêu, con mái bấm để dép hơi lố, mái tự nhiên ráng kéo giò dữ lắm. Cô Hồng dòm nó, nó mở miệng cười, mà chân thì ra sức kéo… Xong chuyện cũng muốn toát mồ hôi.

“Mày bỏ cặp đi.”

“Rồi về ngâm rượu thuốc hả? Đá xuống.”

Trên kia hai đứa vẫn chăm chú nghe giảng.Không biết nghe được bao nhiêu mà thấy mái bấm gật gật, đôi khi tay gác lên trán hơi muốn rớt xuống.Chắc nghe giảng trong cơn mơ.

Mái ngang đá cái vèo xuống dưới, rồi quay lại cười:

“Đá qua tổ Ba giùm đi Tín.”

“Chi vậy? Dép ai vậy ?”

“Không lẽ nó giấu dép cô Hồng… Dép con Dzàng Anh.”

Mái xéo đỡ lời cho bạn.

“Giấu giùm đi mà.”

“Rảnh quá má.”

Mái ngố ngoan cố

“Chiều nay tui ăn một ly thôi.”

“Ờ…”

“Quay lên đi, tui đá cho.”

Sao mái ngang không lường trước việc mái xéo tận tình giúp đỡ vậy ta?

Chị ấy quay lên tỉnh bơ.

Chắc chẳng nghĩ đến.

Mái xéo tiện chân đá luôn dép mái ngang. Ai kêu chị lanh quá.

Cười ngườì tiếng trước nửa tiếng sau người cười lại cho biết. Tính khều luôn dép mái tự nhiên rồi mà còn suy nghĩ lại, chị ấy hôm nay mang giày búp bê,chắc biết yêu rồi.Khều tới Tết hổng biết xong không?

Rồi hai bạn trai nhỏ nhắn, xinh xắn ấy tiếp tục chơi caro, chuyện phía sau thì cầu trời thôi chứ sao bây giờ. Thì cứ nhắm mắt bỏ qua: ‘Ớ, em có biết gì đâu’ là xong chứ gì.

Cô phía trên thì vẫn tiếp tục giảng:

“Chúng ta không được làm như thế.Chúng ta phải…”

“Cho miếng bánh tráng coi Thụy. Chia bớt cho con Ngọc nửa bịch kìa.”

“Nó ngồi bàn nhì sao ăn được, có nước cho nó chia bớt cho cô ăn chung chứ ăn đường nào.”

“Nó tưởng nó đang ngồi ăn trên nóc chắc, bàn ba mà nó tưởng ghế đá công viên.”

Mái xéo vừa tập trung đánh vừa chịu khó lắng nghe, thằng này rảnh quá mức cho phép.

“Mày ăn cũng có hết đâu. Tính đem về để mái nhà hong khô hả? Bánh tráng chứ bộ khô mực Vũng Tàu ha mày đòi phơi một hay hai nắng.”

“Dù cho cô không trả bài nhưng các em vẫn phải chịu khó chép chứ?!”

Bà cô này điệu quá tiêu chuẩn cho phép. Có mấy chữ mà bả nói cả tiếng mới xong câu.

Cả lớp ngước lên.


“Hiện giờ, các em gái bàn ba tổ Tư đang chia thức ăn cho nhau, còn hai em trai bàn chót thì chụm đầu làm toán.”

“Quánh caro cô ơi.”

Mái ngố nhắc lại cho cô rõ.

Hai em gái tái mét mặt.

Phuzzz…

“Lần này cô bỏ qua.”

“Chia tiếp đi Thụy, cô bỏ rồi kìa.”

“Nhưng nếu lặp lại thì đừng trách sao?”

“Cho mày nguyên bịch luôn đó, ăn đi.”

Phía dưới.

“Vậy chơi tiếp không mậy?”

“Cho mày mượn cây viết nè, tự quánh một mình cho có cảm giác.”

Mái xéo moi túi ra tờ hai trăm đồng, chắc từ thời xăng còn năm ngàn một lít, xếp hình con hạc, mà thành quả cuối cùng nó ra hình dáng con ác là. Mái ngố ngồi lấy phiếu giữ xe ra đếm nút, nó rủ mái ngang đếm chung coi đứa nào ăn.

Coi bộ cũng ruồi bu hột xoài thiệt.

Chuông reng…

Hai thằng mặc quần tây duy nhất trong lớp lập tức gom hết sách vở bút thước co giò phóng cái ào đi về. Giống như đang đi chạy lũ số Bảy. Bốn đứa con gái ngạc nhiên, mái tự nhiên ráng rướn cổ họng mà la cho lớn:

“Nhớ hai giờ nghen mấy cha. Không đi rồi nói sao con bẻ răng đem đi nướng.”

Mái duỗi cũng quay xuống ca ngợi:

“Nướng xong là mày được lên báo. Người phụ nữ đầu tiên nấu lẩu bằng răng.”

Hai đôi dép dám giờ cũng qua tới tổ Một. Ít ra hai thằng bé còn biết khôn, kiếm đường lủi trước.

“Dép tao đâu rồi Thụy?”

Chị Dzàng Anh quay xuống.

“Trong túi tao nè, dép tao tao còn kiếm không ra huống hồ dép mày.”

“Khánh…”

Và chị gái xòe bàn tay đếm ngón tay. Em chưa hề biết.

“Alô… Mẹ hả? Dạ, lớp con ra rồi, con ra liền.”

Rồi nó mỉm cười, hồn nhiên và trong sáng.

Ẩn sau đó là gì thì chưa biết, cũng giống như hai bạn đi trước, cũng nối bước mà chạy cho nhanh.

Dzàng Anh quay qua dòm mái duỗi, chị này đâu biết gì đâu, nó ngồi cầm bịch bánh tráng lúc này con mái ngang chia cho nhai khí thế.

“Dòm con gì má? Tao ngồi chung với mày. Tao lấy rồi tao giấu vô đâu, gắn nơ cài lên đầu cho đẹp hả?”

Mái bấm hết ý kiến, lọ mò nắm tay mái ngang đi kiếm. Mái ngang nghi hai thằng phía sau lắm, chứ có đâu tụi nó nhiệt tình dữ, kêu giấu là giấu liền. Mà đâu có dám nói đâu, nói xong chẳng khác gì 'Lạy chị em ở bụi này'.

“Tao mà biết đứa nào giấu là tao nắm giò quăng xuống hồ Nguyễn Du cho mất xác. Dám giỡn với chị.”

“Ờ… ha nhẹ nhàng hơn được hôn? Mày bỏ nó vô bè thả trôi dưới cầu Cái Sơn nghe mùi không là đủ chết rồi.”

Rồi tiếp tục.

“Mà mày bỏ qua đi, chắc tụi nó lỡ dại lần đầu thôi. Cho mấy em nó tự cắn rứt lương tâm.”

“Cắn riết mòn răng rồi. Tha thứ gì? Tao ăn ở có đức lắm mà!”

Con mái ngang ráng cắn răng :

“Ờ, mày đức dữ lắm.”

“Chắc hai thằng nó chứ hổng ai đâu.”

“Chắc không? Sao mà mày biết. Sao tụi nó lấy tới.”

Rồi luôn, lòi ra cả ổ chuột.

“Chắc bà Khánh, dám lắm. Hèn chi nó chạy cho dữ dội vô. Chiều nay biết tao.”

“Chắc không?”

Và mái ngang bối rối :

“Vậy mày giấu, chứ hổng lẽ cô Hồng xuống giấu dép tao ?!”

“Ai biết.”

Nhắm mắt cho qua cho dễ tính, khổ thân con bé.

“Nó dám đá dép tao qua tới tổ Hai. Chiều nay nói sao thợ chụp hình cầm búa chờ nó.”

“Thôi về đi, con Ngọc chờ kìa.”

Mái ngang lủi nhanh cho dễ thở, ít ra nó còn muốn trưa về ăn cơm cho ngon. Ở lại nghe chị này ca sáu câu vọng cổ, mệt chết.

.:Trang Chủ:.
Copyright © 2020 - Đọc Truyện - All rights reserved.